Tìm hiểu Mô hình Nuôi Dúi hiệu quả cao

Loading

Tìm hiểu mô hình nuôi dúi hiệu quả cao ở Hà Nội. Rất nhiều năm trở về trước anh Lâm Quang Đức đã chăn nuôi nhiều vật nuôi khác nhau nhưng tất cả đều đem đến cho anh những kết quả không như mong muốn, thậm chí anh đã từng thất bại với những loài vật nuôi thông thường đó.

tìm hiểu mô hình nuôi dúi
Tìm hiểu mô hình nuôi dúi của anh Đức

Được biết đến mùi vị thơm ngon của thịt dúi từ những năm 1998. Khi một lần tình cờ anh Đức đặt chân đến đất Bảo Lâm – Bảo Lạc – Cao Bằng đã được những người bạn chiêu đãi các món ăn chế biến từ dúi. Tại thời điểm đó thịt dúi được săn bắt ngoài tự nhiên là chính chứ chưa được chăn nuôi bài bản như bây giờ.

Với sự nhạy bén của mình anh đã mày mò và tự nghiên cứu cách chăn nuôi dúi tại nhà, để dễ dàng cung cấp cho những người có nhu cầu tại địa phương anh. Cứ như vậy sau nhiều năm chăn nuôi nuôi và liên tục rút kinh nghiệm anh đã có những quy trình chăn nuôi hiệu quả để truyền lại cho những ai muốn phát triển kinh tế từ loài này.

tìm hiểu con dúi

Đã từng chăn nuôi lợn nuôi gà và các loài vật nuôi khác nên anh Đức cũng rất hiểu về những chi phí nào mà cần phải bỏ ra trong chăn nuôi. Như chi phí làm chuồng trại, chi phí con giống và đặc biệt là chi phí về thức ăn. Bà con có thể rất dễ bắt gặp những trang trại chăn nuôi lợn, nuôi gà phải phá sản vì giá thức ăn liên tục tăng lên. Như ở thời điểm hiện tại thì giá lợn cũng vẫn đủ cao để có lãi nếu như giá cám quay trở lại 2 đến 3 năm về trước. Nhưng thực sự thì người chăn nuôi lợn cũng không đủ lãi vì giá thức ăn chăn nuôi đã tăng tới hơn 1,5 lần so với năm 2020.

Nhưng đối với chăn nuôi dúi thì anh Đức chưa bao giờ phải lo nghĩ về giá thức ăn chăn nuôi hay nguồn thức ăn bị khan hiếm cả. Đây là một điểm cộng vô cùng lớn của nghề nuôi dúi. Do dúi là loài gặm nhấm, sống trong các hang hốc ngoài tự nhiên. Chúng rất sợ tiếng ồn và ánh sáng chiếu trực tiếp nên địa điểm nuôi cần yên tĩnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản. Che chắn cẩn thận đảm bảo thông thoáng và tránh ánh sáng trực tiếp.

Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản như trại của anh Đức đây, tuy nhiên bà con chăn nuôi dúi cần nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc dúi mẹ không có điều kiện tốt nhất để nuôi con, làm hao hụt về số lượng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người chăn nuôi.

Nếu ở miền Bắc, mùa đông có thể dùng miếng vải hoặc rèm che chuồng để giữ ấm cho dúi. Vào mùa nóng bà con phải có các biện pháp chống nóng hiệu quả để tạo điều kiên tốt nhất cho dúi phát triển.

tìm hiểu con dúi mốc đại

Thức ăn cho dúi sinh sản phải đầy đủ, ngoài tre, mía thì bà con cho ăn thêm tinh bột như ngô, khoai lang, cơm để nguội. Khi dúi con được 45 ngày thì tách khỏi dúi mẹ để chuẩn bị đẻ lứa sau. Dúi con mới đẻ chưa mở mắt và không có lông. Sau 10 ngày lông mới dài ra và 30 ngày sau mới mở mắt. Ban đầu chúng có thể mò mẫm thức ăn từ dúi mẹ, đến 20 ngày sau thì có thể tập ăn thức ăn như mía, tre. Dúi con nhanh lớn, khi đạt 2 đến 3 kg là có thể xuất bán thương phẩm hoặc bán giống tuỳ theo cách chăm sóc, và đem lại thu nhập cho bà con chăn nuôi.

Xem SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA ANH ĐỨC trong video dưới đây

Có Thể Bà Con Quan Tâm:

⇒ Giá Dúi Má Đào Giống mới nhất hiện nay

⇒ Nhiệt độ thích hợp nuôi dúi là bao nhiêu ?

⇒ Chi phí đầu tư nuôi Dúi cần bao nhiêu ?

⇒ Địa chỉ Trại Dúi Sài Gòn Hồ Chí Minh

⇒ Có nên nuôi Dúi không ? 5 lý do nên nuôi ngay bây giờ

5 1 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
Contact Me on Zalo