Kinh nghiệm nuôi Chồn hương từ các mô hình thành công

Loading

Khi mới bước chân vào nghề nuôi chồn hương, chắc hẳn quý bà con sẽ muốn biết các kinh nghiệm nuôi chồn hương từ những mô hình đã chăn nuôi thành công. Không phải đi tìm ở đâu xa, ngay trong video này, NongLam.NET tổng hợp được một số kinh nghiệm nuôi chồn hương cho bà con tham khảo.

kinh nghiệm nuôi chồn hương

Đầu tiên là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Đấu ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ông Đấu là người có kinh nghiệm nuôi chồn hương hơn 10 năm nay. Theo ông Đấu, chồn hương là loài rất dễ nuôi, ít bệnh. Mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Nguồn thức ăn chính của chồn là chuối, cá, ba khía… Do thức ăn có sẵn ngoài tự nhiên nên việc nuôi chồn hương không tốn nhiều chi phí. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh. 

Ðặc tính của chồn hương là mỗi năm sinh sản 1-2 lần, nhưng hiện ông Ðấu đã ép giống và cho chồn sinh sản 3 lần/năm. Đối với con chồn hương cái từ khi mới sinh, nuôi đến khoảng 1 năm tuổi mới bắt đầu cho sinh sản. Khi chồn động đực, ông cho chồn đực giao phối với chồn cái rồi ghi rõ ngày tháng để theo dõi. Sau khi phối giống khoảng 64 ngày, chồn bắt đầu sinh sản. Sau đó, nuôi thêm khoảng 1 tháng 5 ngày là có thể tách chồn con ra khỏi con mẹ. Khi tách bầy khoảng 5-10 ngày ông tiếp tục cho chồn cái phối giống. Như vậy, mỗi năm bình quân 1 con chồn cái đẻ được 7 chồn con.

Trao đổi về kỹ thuật nuôi thành công, ông Ðấu không ngại gần chia sẻ, thời gian đầu ông đem về nuôi trong lồng rất rộng gần 2 mét cho nên thất bại, ông tiếp tục ghép nhỏ lại còn 1 mét sau cũng thất bại. Từ những lần thất bại đó ông ghép nhỏ lại hiện giờ còn rộng 0,5 mét, cao 60 cm và dài 80 cm thấy đã đạt và hiểu quả hơn. 

Ông Đấu cho biết: Rộng có 5 cái thất bại: Cái thứ nhất, hao đi kinh phí lồng; Thứ hai, chồn chạy, nhảy dễ bị què chân; Thứ ba, bỏ đực khó, con đực theo không được do con cái chạy vòng vòng; Thứ tư, hao mồi, rộng quá ngày cho ăn 200 gam, bầy giờ hẹp lại cho ăn 100 gam là nó no rồi; Thứ năm là tốn không gian, ví dụ: 1 mét mình để được 2 con, bây giờ 1 mét mà mình để được 1 con.

Để biết thêm nhiều kinh nghiệm hơn, mời bà con xem trong video sau:

 

Xem thêm:

  1. Cách nuôi Chồn Hương Sinh Sản và Thương phẩm
  2. Địa chỉ các trại bán Dúi Giống, Dúi Thịt trên cả nước
  3. Những kinh nghiệm nuôi Dê thành công chỉ có tại đây
  4. Kinh nghiệm chăn nuôi dúi thịt, dúi sinh sản
  5. Bí quyết nuôi BÒ 3B Lớn Nhanh ở Thái Nguyên
5 1 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
Contact Me on Zalo