Kỹ thuật Nuôi Lươn không bùn trong bể
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng hoặc bể lót bạt một là một hướng đi mới và nhận được sự quan tâm của người nuôi do khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn truyền thống như lươn chui rúc trong bùn nên rất khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng trưởng, tình hình bắt mồi, phát hiện dịch bệnh…Hơn nữa nuôi lươn không bùn có khả năng thâm canh cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Trước khi quyết định nuôi lươn bà con cần có điều kiện môi trường phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của lươn:
- Nhiệt độ nước thích hợp để nuôi lươn là 22 – 280C, khi nhiệt độ xuống dưới 18 độ C lươn giảm ăn, dưới 15 độ C lươn ngừng ăn hẳn, dưới 5 độ C lươn sẽ bị chết, khi nhiệt độ trên 32 độ C lươn cũng giảm ăn, trên 36 độ C lươn sẽ chết.
- Độ pH thích hợp từ 6,5 – 8. Để biết được độ pH của nước bà con cần mua Giấy quỳ tím hoặc Bút đo pH hoặc Bộ Test Kit đo pH để kiểm tra
- Hàm lượng oxy lớn hơn 2 mg/l, Hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 2 mg/l.
Thiết kế bể nuôi lươn
Lươn có thể được nuôi trong bể xi măng, composite hoặc bể được lót bạt. Hoặc người nuôi có thể tận dụng các chuồng nuôi heo cũ không sử dụng để nuôi lươn. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6-20 m2. Thành bể cao 0,8 – 1 m; có độ dày 10 – 15 cm. Mực nước trong bể duy trì từ 7 – 30 cm, tùy theo kích thước của lươn và thời tiết. Khi cho ăn giảm mực nước xuống thấp, khi trời nắng nóng bà con cần nâng mực nước lên cao khoảng 30cm.
- Với bể lót bạt bà con cần làm khung đỡ cho bể, vật liệu làm khung có thể làm bằng gỗ hoặc sắt. Diện tích bể 4 x 10 m cần bạt nhựa khổ 6 m, dài 12 m. Với diện tích bạt như vậy sẽ tạo ra được một bể nuôi có diện tích 40 m2
- Với bể xi măng thì Vật liệu xây bể có thể làm bằng gạch, đá. Toàn bộ mặt trong của bể cần lát gạch hoặc làm trơn láng bằng xi măng.
Bể nuôi cần có cống thoát nước để tiện cho công việc chăm sóc, thay nước. Mặt đáy nghiêng về phía thoát nước khoảng 2,5 – 3 cm để có thể dễ dàng thải thức ăn thừa và sản phẩm bài tiết của lươn cũng như tháo cạn nước khi cần thiết. Ống thoát làm bằng ống nhựa PVC, được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Phía trên bể được lợp bằng mái che. Và mặt nước của bể có thể thả bèo để chống nắng, thuận lợi cho sự phát triển của lươn.. Ngoài bể nuôi lươn thương phẩm nên có một bể chứa nước để lọc và thay nước lúc cần thiết, Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước đẩy cặn bã về phía cống thoát.
Ngoài ra bà con cần làm Giá thể cho lươn trú ẩn, có 2 dạng giá thể như sau: Một là sử dụng dây nylon bó thành chùm thả xuống bể bạt nuôi từ đầu đến khi thu hoạch, mỗi bể có 5 – 10 chùm dây, đây là dạng giá thể được khuyến cáo nên sử dụng. Dạng 2 là sử dụng dây nylon giai đoạn lươn nhỏ đến 10 – 20 g/con, rồi dùng giá thể là khung tre đan hoặc ống nhựa.
Xin mời bà con cùng tham khảo chi tiết quy trình kỹ thuật nuôi ở video dưới này
Xem thêm:
- Hỏi – Đáp: Vì sao lươn to ăn lươn bé?
- Khu vực Lạng Sơn có nuôi được LƯƠN không ?
- Các địa chỉ bán lươn giống tại Miền Bắc
- Mua lươn giống ở miền Trung ở đâu ?
- Lá xoan phòng trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe ở cá