Hướng dẫn Nuôi Dúi Sinh Sản và Thương Phẩm
Con dúi hay còn được gọi là chuột Nứa, chuột Dúi, chuột Tre,…được xem là một loài đặc sẳn vì thịt ngon, mát và nhiều đạm. Loại thực phẩm này luôn có giá bán cao và ổn định trong nhiều năm qua, chính vì vậy mô hình chăn nuôi dúi đang nhiều bà con quan tâm, đầu tư chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Để chăn nuôi dúi sinh sản và thương phẩm thành công, bà con cần nắm vững những đặc điểm sinh trưởng, tập tính của loài vật này cũng như kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chúng.
Tập tập của Dúi trong tự nhiên
Hiện nay ở nước ta, loại dúi mốc lớn được nuôi nhiều nhất, vì vậy trong video này NongLam.NET sẽ chủ yếu nói về dúi mốc lớn. Bà con có thể tham khảo thêm các video ở phần mô tả dưới video này để biết thêm về con dúi mốc lớn.
Dúi là động vật hoang dã có mặt ở rất nhiều vùng Rừng ở khắp Việt Nam từ vùng đông bắc, tây bắc đến miền trung, miền nam Việt Nam những nơi mà có sự phát triển của Rừng Tre, Rừng Trúc Và Rừng Nứa…Chúng có bộ Chân ngắn và có móng vuốt, Răng rất khỏe và thường xuyên dài ra vì vậy chúng phải gặm nhấm những thức ăn cứng để mài răng, bộ răng thích hợp cho việc đào hang và gặm thức ăn.
Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía… Chúng tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, ban ngày ngủ trong hang.
Môi trường sống của chúng ở tự nhiên là các hang đất, Dúi có 2 phương thức đào hang theo mùa khác nhau: Mùa khô Dúi thường đào hang ăn sâu từ 1 – 3m tùy từng nơi, vào vách núi, và có 1 lỗ cữa chính và 2 – 3 lỗ thoát hiểm để khi gặp nguy hiểm thì Dúi thoát thân qua 2 lỗ này. Mùa mưa Dúi đào hang nông độ sâu 40cm – 1m, cách thức cũng như mùa khô.
Bình thường Dúi rất nhát nên khi đang ở gần hang nếu gặp nguy hiểm chúng sẽ chạy nhanh vào hang. Khi bị tấn công bất ngờ Dúi tự vệ bằng cách hướng đầu về phía đối phương, nhe hàm răng sắc nhọn, và phát ra tiếng khịt khịt…để biểu lộ sức mạnh và sự nguy hiểm của hàm răng.
Dúi sinh sản từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, Trong thời kỳ động dục, Dúi cái thường bỏ ăn hoặc ăn rất ít và tìm đến chỗ có con đực và phát ra âm thanh để gọi con đực đến giao phối. Ngoài ra con cái còn dọn dẹp hang sạch sẽ bỏ hết đất đá ở của hang và tạo ra mùi để lôi cuốn Dúi đực tới giao phối. Sau khi sinh thì con cái nuôi con một mình còn con đực bỏ đi
Một số tập tính của Dúi trong điều kiện nuôi nhốt
Trong nuôi nhốt, Dúi mốc non tăng trưởng khối lượng trung bình 127g/tháng. Dúi hoạt động và kiếm ăn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng tập trung nhiều vào khoảng thời gian từ chiều tối đến gần sáng.
Trong nuôi nhốt, bình thường thì con đực và cái được nhốt chung trong một chuồng, khi đến mùa sinh sản thì chúng tự giao phối với nhau. Biểu hiện ở cơ quan sinh dục con cái là sưng đỏ và hơi ẩm ướt do trong thời kỳ động đực thì lượng dịch được tiết ra nhiều hơn. Mỗi lần giao phối giao phối diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút. Trong ngày đầu tiên chúng giao phối từ 4 – 5 lần, sau đó giảm dần cho đến khi con cái từ chối không giao phối nữa thì thôi.
Dúi phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 21-28 độ C, giới hạn chịu đựng trong khoảng từ 15 – 33 độ C, khi nhiệt độ trên 33 độ C cần phun sương trên mái để giảm nhiệt độ trong chuồng xuống, độ ẩm thích hợp là từ 60- 80%. Vì vậy nhiều bà con ban khoan là ở địa phương mình có nuôi được dúi hay không thì căn cứ vào điều kiện ở nhiệt độ ở trên.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi, cách nuôi dúi sinh sản, nuôi dúi thương phẩm, bà con xem chi tiết dưới video này nhé
Xem thêm:
- Địa chỉ các trại bán Dúi Giống, Dúi Thịt trên cả nước
- Kinh nghiệm chăn nuôi dúi thịt, dúi sinh sản
- Cách nuôi Chồn Hương Sinh Sản và Thương phẩm
- Kinh nghiệm nuôi Chồn hương từ các mô hình thành công
- Kỹ thuật nuôi Ốc nhồi trong bể, ao đất và lót bạt
cho e hỏi dúi đực lần đầu phối mà nó chỉ trèo lên r trèo xuống.xong hôm sau chỉ rúc vào 1 góc ngủ.bác có cách xin hướng dẫn e với ạ