Cầy Hương Giống ở Thái Nguyên

Loading

Cầy hương giống ở Thái Nguyên của anh Nguyễn Bá Kiên ở Xóm Bến 2, xã Đắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Là người tâm huyết, đam mê chăn nuôi chồn hương, cầy vòi mốc, hằng ngày anh Kiên luôn gần gũi, chăm sóc đàn chồn, chính vì vậy đàn chồn của anh con nào cũng như con nào, đều hiền lành, sờ bế được.

Cầy Hương Giống ở Thái Nguyên
Cầy Hương Giống ở Thái Nguyên

Chăm sóc những con chồn hiền lành sẽ dễ dàng hơn so với chồn dữ. Không những vậy, Trại chồn của Anh Kiên còn có nhiều điểm khác biệt nữa so với các trại khác như cách làm chuồng trại, kinh nghiệm nhận biết chồn động dục, phối giống và chăm sóc sau phối giống, xin mời bà con cùng xem hết video dưới đây để nắm rõ hơn, cũng như có thêm kinh nghiệm cho mình khi nuôi chồn.

Để liên hệ tham quan mô mình hoặc giao lưu chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi chồn với anh Kiên, bà con hãy gọi số 0987 114 076 để được trao đổi nhanh nhất.

Chồn hương có các tên gọi khác như: cầy hương, ngận hương, cầy vòi hương,… Còn cầy vòi mốc thường được gọi là chồn mốc. Đặc điểm phân biệt giữa 2 loài này là chồn hương sẽ có 4 – 5 sọc đen chạy dọc theo lưng. Theo anh Kiên, chuồng trại nuôi chồn cần đạt các điều kiện sau: Thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Vật liệu làm chuồng có thể làm nhiều vật liệu khác nhau nhưng đối với sàn đáy chuồng nên làm bằng gỗ, tránh làm bằng sắt thép. Kích thước ô chuồng nuôi cần đảm bảo cho chồn vận động và sinh hoạt, giữa các ô chuồng cần làm kín để tránh chúng cắn nhau.

Video Trại Cầy Hương Giống ở Thái Nguyên

Thức ăn của chồn bao gồm các loại hoa quả như chuối, mít, đu đủ,…và cháo cá, cháo thịt các loại. Mỗi ngày cho chồn ăn 2 bữa, bữa sáng là phụ và bữu tối là chính. Anh Kiên đặc biệt nhấn mạnh: Thức ăn cho chồn cực kỳ quan trọng, người chăn nuôi cần lựa chọn các loại thức ăn sạch, mua ở các nhà cung cấp mà mình tin tưởng.

Chia sẻ về Kinh nghiệm nuôi cầy sinh sản, anh Kiên cho biết: Nuôi cầy sinh sản cần có chế độ chăm sóc riêng, khi động dục cần có chế độ ăn riêng, tương tự khi mang thai cũng cần có khẩu phần ăn khác so với các giai đoạn khác. Để biết chi tiết về khẩu phần ăn, bà con hãy gọi cho anh Kiên theo số  0987 114 076 để được tư vấn thêm.

Về dấu hiệu nhận biết chồn động dục, anh Kiên chia sẻ: Chồn được từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ động dục. Có 3 dấu hiệu động dục mà người chăn nuôi cần để ý, một là chồn bỏ ăn, hai là chạy nhảy phá chuồng, phát ra tiếng kêu, ba là bộ phận sinh dục thay đổi màu sắc và nở ra. Khi quan sát thấy dấu hiệu thứ 3 thì chắc chắn là chồn đã động dục, khi đó sẽ thả chồn đực vào ô chuồng cái. Về quy trình ghép đôi và thời gian ghép đôi tại trại anh Kiên, bà con xem tiếp video để nắm rõ hơn.

Về thời gian mang thai của chồn, anh Kiên cho biết: Con cầy vòi mốc mang thai 54 – 58 ngày, đối với chồn hương là 60 ngày, số ngày mang thai được tính ngay từ ngày phối đầu tiên. Anh Kiên thường tạo các ổ kín cho chồn đẻ, sau khi chồn con được 2 tháng tuổi là anh tách mẹ và sau đó 20 – 30 ngày, chồn mẹ sẽ lên giống trở lại.

Với phương châm phát triển lâu dài, chăn nuôi thật, anh Kiên có lời khuyên cho bà con khi mua giống như sau: Bà con có nhu cầu chăn nuôi không nên vội vàng, cần tìm hiểu thật kỹ và nên đến trực tiếp trại tham khảo, lựa chọn con giống. Những con chồn đi lại nhanh nhẹn không bị thương tật, mắt sáng, hiền lành, có nguồn gốc ngày sinh, lịch tiêm phòng đầy đủ rõ ràng như tại trại anh Kiên là đạt tiêu chuẩn. Để được báo giá chồn giống, chồn thương phẩm bà con hãy gọi cho anh Kiên theo số điện thoại 0987 114 076 để được thông tin nhanh nhất.

Xem thêm: 

⇒ Bán Dúi Giống tại Thái Nguyên uy tín

⇒ Các địa chỉ bán Thỏ giống ở Thái Nguyên

⇒ Bí quyết nuôi BÒ 3B Lớn Nhanh ở Thái Nguyên

5 1 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo