Kỹ thuật nuôi Cheo Cheo sinh sản

Loading

Kỹ thuật nuôi cheo cheo sinh sản là khâu quan trọng để quyết định đến sự thành công của mô hình nuôi cheo cheo kinh doanh làm giàu. Cheo cheo là loài động vật hoang dã thuộc bộ móng guốc ngón chẵn. Loài cheo cheo có kích thước khá khiêm tốn với chiều dài thân – đầu là 42 –  48 cm trong khi trọng lượng của chúng từ 0,7- 2 kg. Lông trên thân có màu nâu và dưới bụng có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật nuôi cheo cheo nào, dưới đây là những kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cheo cheo được tổng hợp từ chăn nuôi thực tế của các trại đã nuôi thành công.

Kỹ thuật nuôi Cheo Cheo sinh sản

Theo các tài liệu khoa học, cheo cheo trong môi trường hoang dã thường sinh sống và kiếm ăn một mình vào ban đêm với các loại thức ăn ưa thích là các loại hoa quả, lá cây, chồi, thân non, củ, nấm, và các bộ phận khác của các loài thực vật khác. Cũng giống như các loài động vật nhai lại khác, dạ dày cheo cheo bao gồm 4 ngăn nhằm giúp loài động vật nhỏ bé này có thể lên men và tiêu hóa các loại thức ăn nhiều chất xơ. Cheo cheo thường giao phối từ tháng 9 đến tháng 12 và thời gian mang thai của chúng khoảng 120 ngày. Mỗi lứa, cheo cheo sinh từ 1 đến 2 con non.

1/ Chuồng nuôi cheo cheo

Chuồng nuôi là nhân tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành bại của mô hình chăn nuôi cheo cheo. Làm được chuồng nuôi sao cho phù hợp với những yêu cầu sinh thái của cheo cheo trong tự nhiên sẽ giúp cheo cheo sinh trưởng phát triển tốt, nhân nhanh được số lượng đàn. Môi trường sống trong nhân nuôi đòi hỏi phải có nhiều tán cây tạo bóng mát và lùm cỏ để ẩn nấp.

Chuồng trại nuôi cheo cheo nên xây dựng ở nơi cao ráo, nhiều cây cối tán rộng để làm bóng mát. Trong khu chuồng nuôi bà con chia thành ô chuồng nhỏ với diện tích từ 10 – 20 m2, tường và vách ngăn được xây bằng gạch hoặc các thanh gỗ ghép lại, chiều cao là 1,5 mét. Ở ô chuồng nuôi để một phần diện tích ngoài trời làm khu sân chơi cho cheo cheo vận động. Nền sân chơi bà con để nền đất được nhưng cần tránh các vật sắc nhọn dễ gây tổn thương cho cheo cheo. Đồng thời bà con dựng thêm chòi và có thể trồng thêm một số loại cây ăn quả để tạo nơi trú ẩn cho cheo choe.

Nền chuồng nuôi nhốt xây bằng xi măng và có độ nghiêng nhất định để dễ dàng vệ sinh và thoát nước tốt.

Video Hướng dẫn Cách Nuôi Cheo Cheo Sinh Sản

2/ Chọn mua con giống

Hiện nay nuôi cheo cheo cần phải xin phép của Kiểm lâm địa phương, vì vậy khi mua con giống bà con nên chọn các cơ sở giống uy tín có giấy phép xuất xứ nguồn gốc chăn nuôi để bà con dễ dàng làm thủ tục chăn nuôi.

Về ngoại hình bà con chọn những con màu lông mượt, đi lại nhanh nhẹn, mắt sáng, không bị thương tật. Khi bắt hay thả ra bà con chú ý không được cầm vào bụng cheo cheo mà bà con chỉ nắm vào tai của chúng như bắt thỏ.

3/ Thức ăn cho cheo cheo

Tập tính của loài này trong nuôi nhốt khá giống với các quần thể trong tự nhiên. Cheo cheo thường kiếm ăn vào ban đêm, nhưng môi trường nuôi nhốt thường chật hẹp và yên tĩnh nên chúng cũng kiếm ăn vào ban ngày.

Thức ăn của chúng là những loài rau dại, củ quả ngoài tự nhiên, và các loại rau củ được trồng trọt như rau muống, rau khoai lang, quả chuối, táo, , trái sơ ri,…

Cách cho ăn như sau: Với các loại rau xanh lá cây, bà con chọn những lá không bị sâu bệnh, rửa sạch để ráo nước rồi mới cho ăn. Còn các loại quả lớn thì bà con cần thái nhỏ rồi mới cho vào máng ăn của cheo cheo. Lượng thức ăn mỗi ngày cho ăn bằng 20 – 30 % trọng lượng cơ thể của cheo cheo. Do chúng hay ăn vào buổi tối nhiều hơn vì vậy bà con cho lượng thức ăn vào buổi chiều tối nhiều hơn so với ban ngày. Cheo cheo là loài nhai lại, thức ăn phải có chất xơ, vì vậy lúc nào cũng phải có rau xanh, lá cây. Nếu cho ăn toàn trái chín , cheo sẽ thiếu chất xơ, có khi ăn cả lá khô, là vàng rụng hay vỏ của trái như vỏ chôm chôm, xoài….

Đến mùa giao phối và sinh sản, bà con cần tăng cường dinh dưỡng cho chúng bằng các loại quả, hạt giàu dinh dưỡng.

Trong chuồng nuôi bà con đặt thêm các máng nước và thay nước thường xuyên vài tuần hoặc vài ngày thay 1 lần tuỳ vào khả năng uống của cheo cheo và mức độ hợp vệ sinh.

4/ Kỹ thuật nuôi cheo cheo sinh sản

Cheo cheo trưởng thành thường sống đơn độc, ít có những hoạt động đùa giỡn lẫn nhau, kể cả thức ăn cũng không tranh giành của nhau.

Một năm nuôi tốt cheo cheo có thể đẻ 2 lứa, 1 – 2 con trên lứa, nhưng thường chỉ đẻ 1 lứa trên năm. Có một số bà con chia sẻ rằng cheo cheo đẻ 2 năm được 5 lứa. Với 1 con đực có thể ghép cho 4 – 7 con cái. Cheo cheo nuôi chung nhiều con đực với nhau, khi con cái động dục, chúng sẽ tranh nhau, đánh nhau cho đến chết nếu chuồng quá hẹp không chạy trốn được. Cheo giao phối vào buổi chiều, nhất là những đêm trăng. Cheo cheo thường giao phối từ tháng 9 đến tháng 12 và thời gian mang thai của chúng khoảng 120 ngày.

Cheo cheo sơ sinh có lông mịn, màu sắc lông giống cheo cheo trưởng thành. Sau khi sinh cheo cheo con mở mắt ngay. Trong 2 tuần đầu cheo cheo con chủ yếu nằm ngủ và bú mẹ. Cứ 1 – 2 tiếng bú một lần và mỗi lần bú từ 5 – 10 phút. Sau sinh 1 – 2 ngày cheo cheo con đã bắt đầu tập đứng và khoảng 2 tuần là đã đi vững. Từ 2 tuần tuổi trở lên cheo cheo con bắt đầu tập ăn thức ăn ngoài, chủ yếu là các loại lá non và quả mềm. Khoảng 2 – 3 tháng tuổi là cheo cheo con ngừng bú sữa mẹ và tự đi kiếm ăn độc lập.

5/ Vệ sinh phòng bệnh cho cheo cheo

Bà con cần thường xuyên quan sát để phát hiện những bất thường cũng như cần vệ sinh khu vực chuồng trại, máng ăn và đảm bảo vệ sinh nước uống để phòng bệnh.

Bên cạnh đó, bà con cần có biện pháp bảo vệ chúng khỏi các loài thiên địch như mèo, chim cắt, rắn, chồn và một số loài khác.

Xem thêm:

⇒ Địa chỉ các trại bán Dúi Giống, Dúi Thịt trên cả nước

⇒ Bò giống 3B mua ở đâu ? Các địa chỉ bán bò giống 3B

⇒ Các địa chỉ mua Giống Chồn Hương ở Miền Bắc

⇒ Cách nuôi Chồn Hương Sinh Sản và Thương phẩm

⇒ Hướng dẫn Nuôi Dúi Sinh Sản và Thương Phẩm

4.2 5 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
2 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Trịnh đại việt
Trịnh đại việt
2 years ago

Mua cheo giống miền bắc ở đâu

Contact Me on Zalo