3 Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Mới Nuôi Dúi

Loading

Nuôi dúi được xem là mô hình có nhiều triển vọng, đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, mô hình này phù hợp với hầu hết mọi bà con trên cả nước. Tuy nhiên để thành công với mô hình chăn nuôi dúi, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thiết kế chuồng trại hợp lý, phù hợp với tập tính của con dúi và tránh mắc phải những sai lầm được nêu ra trong bài viết này

sai lầm khi mới nuôi dúi

Những sai lầm đó được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi dúi mốc đại của anh Khiêm ở Tuyên Quang. Bà con muốn giao lưu chia sẻ trực tiếp với anh Khiêm, hãy liên hệ qua số điện thoại 0961 118 344 để được trao đổi cụ thể.

Video 3 Sai Lầm Khi Mới Nuôi Dúi

Xem thêm:

⇒ Địa chỉ các trại bán Dúi Giống, Dúi Thịt trên cả nước

⇒ Đầu ra cho con Dúi ở đâu ? Ai thu mua

⇒ Hướng dẫn Nuôi Dúi Sinh Sản và Thương Phẩm

⇒ Mua Giống Chồn Hương ở đâu ? Địa chỉ bán Chồn

⇒ Kỹ thuật nuôi Cheo Cheo sinh sản

Anh Khiêm chia sẻ trong quá trình chăn nuôi của mình cũng như trong quá trình cung cấp con giống dúi mốc đại, tư vấn cho bà con chăn nuôi trên cả nước, anh thấy những người mới chăn nuôi dúi thường hay gặp phải 3 vấn đề sau:

1/ Không hiểu biết hết về Tập tính của con dúi

Có thể nhiều người chưa biết trong tự nhiên con dúi sống dưới lòng đất nên lúc nào cũng là bóng tối, chúng chỉ hoạt động kiếm ăn vào ban đêm. Chính vì vậy khi chăn nuôi, chúng ta chủ yếu cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Không mất nhiều thời gian chăm sóc, tuy nhiên tâm lý chung của những người mới nuôi là sẽ thường xuyên thăm xem đàn dúi xem tình trạng chúng ra sao, điều này vô tình làm cho con dúi không ngủ được, đặc biệt là dùng đèn soi chiếu hay khi thấy con dúi đang ngủ say chúng ta tưởng lầm rằng con dúi bị làm sao, chúng ta động vào sẽ làm con dúi thức, bởi con dúi khi ngủ giống như chết, bà con cần quan sát phần bụng sẽ thấy chúng còn hoạt động. Anh Khiêm cho biết: Người chăn nuôi nên tạo môi trường chăn nuôi nhiều bóng tối, hạn chế anh sáng trực tiếp và ít tạo tiếng ồn, như vậy con dúi sẽ phát triển tốt nhất.

2/ Môi trường chăn nuôi không thích hợp với điều kiện sống của Dúi

Như đã nói ở trên, con dúi sống trong các hang đất tự đào, ở đó môi trường sống khá ổn định, đặc biệt là nhiệt độ. Cho nên khi chăn nuôi, bà con cần tạo môi trường gần tương tự như trong tự nhiên. Qua nhiều năm kinh nghiệm, anh Khiêm chia sẻ: Dúi phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 21 – 28 độ C, giới hạn chịu đựng trong khoảng từ 15 – 33 độ C, khi nhiệt độ trên 33 độ C cần thực hiện các biện pháp chống nóng như phun sương, lắp quạt gió, lắp điều hoà, căng lưới đen để giảm nhiệt độ trong chuồng xuống, khi nhiệt độ lạnh dưới 15 độ C, bà con cần thắp đèn sưởi ấm, cho rơm vào chuồng để giữa và tăng nhiệt. Với nhiều bà con khi chăn nuôi dúi cũng đã đáp ứng được những điều kiện chăn nuôi như ở trên nhưng bà con đã bỏ qua 1 yếu tố quan trọng đó là MÔI TRƯỜNG SỐNG ỔN ĐỊNH, có nghĩa là con dúi không chịu được môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ như mùa đông đang dưới 13 độ C, bà con tăng nhiệt độ lên 22 độ C chỉ trong 1 vài giờ đồng hồ hay trong quá trình vận chuyển dúi bà con cho dúi lên cốp xe ô tô, ở đó nhiệt độ rất cao, khi về đến chuồng nuôi nhiệt độ lại thấp hơn rất nhiều. Đây chính là 1 trong những sai lầm khi nuôi dúi khiến nhiều bà con chăn nuôi không thành công. Để biết chính xác nhiệt độ trong chuồng nuôi bà con cần lắp nhiệt kế đo nhiệt độ để luôn chủ động điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

3/ Sai lầm về Thức ăn cho dúi

Anh Khiêm cho biết với giống dúi mốc đại mà mình đang chăn nuôi, thức ăn gồm cơm trộn, mía, tre, ngô,…cũng giống như các loại thức ăn thông thường mà mọi bà con trên cả nước hay cho dúi ăn. Tuy nhiên ngoài những tiêu chí như chọn thức ăn không sâu bệnh, không bị nấm mốc, anh Khiêm cho biết những thức ăn như mía cần cạo sạch vỏ để loại bỏ các con rệp, vi khuẩn bám trên cây mía, đối với cây tre lúc trời mưa tuyệt đối không chặt bởi lúc đó sẽ chứa axit, trong trường hợp cần thiết thì bà con chặt xong cần rửa sạch để khô ráo rồi mới cho dúi ăn.

Với những sai lầm khi nuôi dúi được chia sẻ ở trên, NongLam.NET hy vọng sẽ giúp bà con giảm thất thoát ít nhất khi nuôi dúi. Xin chúc bà con chăn nuôi thành công.

5 3 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo