Kỹ thuật nuôi Lợn Rừng con nhanh lớn

Loading

Kỹ thuật nuôi lợn rừng con là cách nuôi lợn rừng con ( kỹ thuật nuôi chăm sóc heo rừng con ) từ lúc sinh ra cho đến khi lợn rừng con cai sữa.

Kỹ thuật nuôi Lợn Rừng con nhanh lớn

Với lợn rừng mới đẻ lần đầu thường đẻ ít con từ 5 – 6 con, các lứa tiếp theo sẽ đẻ nhiều hơn. Lợn rừng con mới đẻ thường có màu lông nâu pha chút màu vàng và có 3 – 4 đường vệt màu vàng nhạt tạo thành sọc dọc theo lưng sườn, giống như màu vỏ quả dưa gang, dưa bở. Vệt dọc này sẽ dần mất đi và chuyển thành màu đen khi lợn rừng trên 3 – 4 tháng tuổi.

Để lợn con khoẻ mạnh và nhanh lớn thì bà con cần chăm sóc tốt cho lợn rừng mẹ như những hướng dẫn tại bài viết này:………..

Ngoài ra bà con cần thực hiện một số quy trình công đoạn bên dưới đây nữa:

1/ Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

2/ Giữ cho lợn con luôn được ở nơi khô ráo, tránh gió lùa và ấm áp nhất là trong vài tuần đầu mới sinh. Bởi vì khi ở trong bụng lợn mẹ nhiệt độ luôn luôn từ 37 – 38 độ C, còn khi đẻ ra ngoài thì nhiệt độ thất thường dưới 25 độ C hoặc thấp hơn nữa khi vào mùa đông dễ làm cho lợn rừng con bị lạnh đột ngột gây viêm phổi và tiêu chảy. Cho nên lợn con mới sinh cần được ủ ấm trong ổ với điều kiện nhiệt độ từ 32 – 35 độ C trong tuần đầu sau sinh, sau 8 ngày trở lên bà con giảm nhiệt độ dần xuống và duy trì ở mức 22 – 27 độ C.

Video Những Kinh nghiệm nuôi lợn rừng lớn nhanh như thổi

Cách nhận biết lợn đủ ấm như sau: Khi đủ ấm con nọ nằm cạnh con kia. Khi bị lạnh, lợn con nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run. Còn khi bị nóng, lợn nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở. Để giảm nhiệt độ bà con có thể dùng máy phun sương trên mái chuồng hoặc quạt thông gió. Để tăng nhiệt độ chuồng nuôi bà con có thể thắp đèn hồng ngoại ( Xem và đặt mua tại đây ).

3/ Lợn rừng con có 8 răng nanh ở 2 hàm 2 mép. Nếu thấy răng nanh quá nhọn, đầu nhọn răng nhanh nâu đen thì dùng kìm chuyên dụng cắt đi. Bấm (cắt ) nhiều nhất một nửa chiều dài răng nanh, sau đó dũa lại cho bằng mặt răng nanh. Tuyệt đối đừng nhổ hay cắt quá sâu răng nanh gây chảy máu rất hại cho lợn.

4/ Tiêm thuốc bổ Dextran Fe ( Sắt ) cho lợn con, với liều lượng 1ml Dextran Fe ngoại vào cơ bắp ở cổ hoặc mông cho lợn con ở 2 – 3 ngày tuổi. Với Dextran Fe nội thì tiêm 2 lần vào lúc 3 và 13 ngày tuổi, mỗi lần 1 ml.

Với quy mô chăn nuôi nhiều thì bà con tiêm vắc – xin theo lịch sau:

  • 21 ngày tuổi tiêm vacxin phó thương hàn
  • 30 – 45 ngày tuổi tiêm vacxin lở mồm long móng
  • 40 – 45 ngày tuổi tiêm vacxin dịch tả
  • 50 – 60 ngày tuổi tiêm vacxin tụ huyết trùng và đóng dấu

5/ Cho lợn con tập ăn từ lúc 15 – 20 ngày tuổi. Thức ăn có thể dùng thức ăn công nghiệp loại cho lợn con khi còn bù sữa hoặc bà con có thể tự phối trộn tại nhà. Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con và cho ăn nhiều lần, từ 3 – 4 bữa trong một ngày.

Có thể cai sữa cho lợn rừng con vào lức 55 – 60 ngày tuổi. Tránh cai sữa đột ngột cho lợn rừng con, bà con thực hiện cai dần, mỗi ngày giảm bú sữa đi, dần dần rồi cai hẳn. Cách cho ăn để cai sữa thực hiện như bảng dưới đây, lợn rừng mẹ cũng thực hiện cho ăn như vậy.

Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

Xem thêm:

⇒ Kỹ thuật nuôi Dúi mùa Đông bất chấp lạnh dưới 10 độ C

⇒ Kỹ thuật nuôi Lợn Rừng nhanh lớn, ít bệnh tật

⇒ Bò giống 3B mua ở đâu ? Các địa chỉ bán bò giống 3B

⇒ Địa chỉ các trại bán Dúi Giống, Dúi Thịt trên cả nước

⇒ Các địa chỉ mua Giống Chồn Hương ở Miền Bắc

5 1 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
Contact Me on Zalo