Cách phòng trị bệnh nấm mốc xanh ở bịch phôi nấm

Loading

Nấm mốc xanh là một trong những bệnh trên nấm thường gặp. Chúng tiết ra độc tố kìm hãm sự phát triển của sợi nấm trong bịch phôi nấm như như phôi nấm sò, nấm linh chi, nấm mộc nhĩ…

Nấm mốc xanh ở bịch phôi nấm

Để nhận biết và tìm ra cách phòng trị bệnh nấm mốc xanh ở bịch phôi nấm chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra nấm mốc xanh, sau đó là cách nhận biết và phòng trị.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm mốc xanh ở bịch phôi nấm sò, nấm linh chi, nấm mộc nhĩ
Mùn cưa ủ chưa chín kỹ, mùn vẫn còn sống.
– Nhiệt độ hấp chưa đạt yêu cầu.
– Do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài môi trường
– Độ ẩm của bịch chưa đạt yêu cầu
– Nhà ươm sợi chưa đạt yêu cầu, chưa khử trùng kỹ

 

Cách nhận biết bịch phôi nấm bị nấm mốc xanh
Nhận biết nấm mốc xanh hại bịch phôi nấm không khó. Sau khi cấy meo giống khoảng 5-10 ngày ta kiểm tra thấy dấu hiệu màu xanh mọc xung quanh bịch như sợi nấm mọc thì đó là dấu hiệu của nấm mốc xanh.

 

Cách trị nấm mốc xanh

Khi phát hiện bịch phôi nấm bị nấm mốc xanh thì không chữa được nữa, do vậy ta cần lọc ngay các bịch phôi bị bệnh ra khỏi nhà ươm sợi, nhà treo trồng nấm. Sau đó chuyển các bịch phôi còn tốt sang khu vực mới đã được khử trùng. Rồi tiến hành khử trùng nhà mà bịch bị nấm mốc xanh.

Các bịch phôi bị nấm mốc xanh ta mang ra ủ lại đến khi đạt yêu cầu ta lại tiếp tục đóng bịch và hấp, cấy giống tiếp.

Cách phòng bệnh nấm mốc xanh
Dựa vào các nguyên nhân ở trên, ta có những giải pháp tương ứng như sau:
– Ủ mùn cưa kỹ, chín đều, ủ càng lâu ngày càng tốt, khi bới đống ủ sâu khoảng 5-10cm ta thấy đống ủ ấm nóng thì đạt yêu cầu. Ở đây ta hiểu đơn giản mùn cưa ủ chín là dạng như phân gia súc đã ủ hoai. Để nhanh được sử dụng mùn cưa thì bà con có thể sử dụng các men vi sinh để ủ mùn cưa.
– Khi hấp phôi ta cần hấp đạt nhiệt độ, đủ giờ theo quy định kỹ thuật, không xếp bịch quá chật khi hấp.
– Lựa chọn mùa vụ thích hợp để sản xuất nấm, nguyên liệu cần đủ độ ẩm không quá ẩm, không quá khô.
– Nhà ươm sợi, nhà trồng nấm cần phải che kín gió, kín nắng, ánh sáng lọt đều từ các phía và đọc được sách là phù hợp. Nhà phải được khử trùng trước khi đưa bịch phôi nấm vào. Cách khử trùng nhà trồng nấm: Xông hơi bằng LƯU HUỲNH đối với diện tích nhỏ và kín hoặc dùng FORMALIN 0,5% để phun, 2-3 ngày sau mở cửa thông thóang, sau 3-5 ngày mới đưa bịch phôi nấm vào nhà xưởng. Rắc vôi bột xung quanh nền nhà và quét vôi các cột treo, cột nhà trồng nấm.
– Với mỗi lò hấp khi ra lò ta cần có bạt cách ly riêng để tránh nhiễm nấm mốc xanh từ lò cũ sang lò mới.

– Khi cấy meo giống ta cần quan sát kỹ meo giống, meo giống bị mốc xanh thì cần loại bỏ đi.

 

Xem thêm:

  1. Cận cảnh bịch phôi nấm bị nhiễm nấm mốc trắng
  2. Đông trùng hạ thảo tại Thái Nguyên
  3. Cách pha chế dung dịch Boocdo 1%, 5%
  4. N3M: Phân bón lá ra rễ cực mạnh
  5. Những kinh nghiệm nuôi Dê thành công chỉ có tại đây
5 1 Đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được yêu thích
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
Contact Me on Zalo